Phần 1 – Ngôi nhà thông minh & Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh

1. Ngôi nhà thông minh là gì? Smart home là gì?

1.1. Khái niệm ngôi nhà thông minh

  • Nhà thông minh hay smarthome là ngôi nhà cho phép chủ nhân điều khiển bật/tắt hệ thống đèn điện, điều hoà, tivi, bình nóng lạnh, rèm cửa,… bằng Smartphone và giọng nói.
  • Hiện nay, nhà thông minh đã và đang trở thành một xu hướng rất được yêu thích tại Việt Nam trong thời đại 4.0.
  • Dù ở nhà, ở cơ quan, hay đang đi du lịch,… bạn vẫn có thể kiểm soát ngôi nhà thông qua smartphone có kết nối Internet hoặc qua chính giọng nói của mình.

1.2. Thế nào là ngôi nhà thông minh 4.0?

  • Ngôi nhà thông minh 4.0 là ngôi nhà được trang bị các thiết bị và hệ thống thông minh, kết nối với nhau thông qua mạng Internet để tối ưu hóa tiện ích và hiệu suất.
  • Với sự kết hợp độc đáo giữa IoT và trí tuệ nhân tạo AI, ngôi nhà này có khả năng tự động hoá nhiều hoạt động hàng ngày, từ việc điều khiển ánh sáng, nhiệt độ đến việc quản lý thiết bị gia đình.
  • Truy cập vào đặc điểm của ngôi nhà thông minh để tìm hiểu chi tiết hơn về ngôi nhà thông minh 4.0.

1.3. Vai trò của ngôi nhà thông minh

Với sự kết hợp của công nghệ 4.0, ngôi nhà thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo cuộc sống hiện đại và tiện nghi. Cụ thể:

  • Tích hợp công nghệ hiện đại: Ngôi nhà thông minh ứng dụng công nghệ tiên tiến, cho phép điều khiển và giám sát từ xa qua điện thoại hoặc thiết bị thông minh.
  • Tự động hoá hoạt động: Với khả năng tự động hoá, ngôi nhà thông minh điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và thậm chí mở cửa mà không cần can thiệp thủ công.
  • Tiết kiệm năng lượng: Hệ thống quản lý năng lượng thông minh giúp tiết kiệm điện năng thông qua việc tự động tắt thiết bị không sử dụng và tối ưu hóa sử dụng năng lượng.
  • An ninh và giám sát hiệu quả: Hệ thống an ninh và giám sát từ xa giúp bảo vệ gia đình và tài sản, thông báo ngay khi có sự cố.
  • Quản lý thiết bị gia đình: Ngôi nhà thông minh giúp quản lý và điều khiển thiết bị gia đình dễ dàng qua ứng dụng trên điện thoại.
  • Dự đoán và phục vụ: Nhờ trí tuệ nhân tạo, ngôi nhà thông minh có khả năng dự đoán và đáp ứng nhu cầu cư dân, từ điều chỉnh nhiệt độ đến tự đặt hàng thực phẩm.
  • Cuộc sống bền vững: Ngôi nhà thông minh thúc đẩy sử dụng năng lượng bền vững và tiết kiệm tài nguyên, góp phần giảm tác động đến môi trường.

2. Nhà thông minh gồm những gì?

Nhà thông minh gồm các thiết bị nhà thông minh để hỗ trợ chủ nhân của ngôi nhà. Một số thiết bị nhà thông minh phổ biến gồm:

  • Bộ điều khiển trung tâm
  • Công tắc thông minh
  • Cảm biến chuyển động
  • Điều khiển rèm tự động
  • Điều khiển cổng, cửa tự động
  • Điều khiển tưới sân vườn
  • Điều khiển điều hoà, tivi

3. Thiết bị nhà thông minh nào tốt nhất?

  • Như đã kể ở trên, một ngôi nhà thông minh có rất nhiều các thiết bị khác nhau. Mỗi thiết bị đèn đều có chức năng và tiện ích riêng. Chí vì vậy mà rất khó để trả lời cụ thể thiết bị nhà thông minh nào tốt nhất.
  • Tuy nhiên, để chọn lựa những thiết bị thông minh, người dùng cần tính toán chính xác về các nhu cầu mong muốn cải thiện căn nhà của minh; từ đó, chọn ra những thiết bị phù hợp nhất.
  • Để đảm bảo chất lượng thiết bị mọi người có thể lựa chọn các thương hiệu tốt vừa có nhiều người biết đến, đồng thời ổn định và dịch vụ tốt.

4. Ứng dụng nhà thông minh là gì?

Hệ thống nhà thông minh được ứng dụng cho rất nhiều mô hình ngôi nhà thông minh, biệt thự khác nhau như:

  • Chung cư mini
  • Chung cư 2 phòng ngủ
  • Chung cư 3 phòng ngủ
  • Nhà phố
  • Biệt thự
  • Nhà vườn
  • ….

5. Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh

Căn nhà thông minh không chỉ là nơi ở, mà còn là một hệ thống tích hợp các thiết bị thông minh giúp tối ưu hoá cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số hệ thống quan trọng trong ngôi nhà thông minh:

5.1. Hệ thống chiếu sáng thông minh

  • Hệ thống chiếu sáng thông minh cho phép điều chỉnh ánh sáng theo nhu cầu và tình huống.
  • Bạn có thể tùy chỉnh độ sáng, màu sắc và thậm chí lịch trình hoạt động của đèn thông qua điện thoại.

5.2. Hệ thống âm thanh đa vùng

  • Hệ thống âm thanh đa vùng cho phép phát nhạc hoặc thông báo khác nhau tại các khu vực khác nhau trong ngôi nhà.
  • Bạn có thể thư giãn với âm nhạc ở phòng khách và nghe thông báo trong phòng ngủ.

4.3. Hệ thống an ninh chống trộm

  • Hệ thống an ninh chống trộm bao gồm camera giám sát, cảm biến chuyển động và báo động.
  • Bạn có thể giám sát ngôi nhà từ xa và nhận cảnh báo khi phát hiện sự xâm nhập.

4.4. Hệ thống bình nóng lạnh thông minh

  • Hệ thống bình nóng lạnh thông minh cho phép bạn điều chỉnh nhiệt độ nước và lên lịch trình sử dụng.
  • Bạn có thể cài đặt nhiệt độ mong muốn trước khi tắm, hay khi đi làm về và muốn có nước nóng tắm ngay, bạn chỉ cần điều chỉnh nhẹ trên điện thoại là có thể cài đặt chế độ tự đông rồi.

4.5. Hệ thống điều hoà, ti vi, quạt tự động

  • Hệ thống này tự động điều chỉnh nhiệt độ, quạt và cả ti vi dựa trên cài đặt trên điện thoại thông qua cảm biến điều kiện môi trường.
  • Bạn có thể tạo môi trường thoải mái và tiết kiệm năng lượng với một chạm trên smartphone; giúp dễ dàng tắt ti vi, điều hoà mà không cần di chuyển đến công tắc.

4.6. Hệ thống rèm thông minh

  • Hệ thống rèm thông minh giúp bạn điều chỉnh đóng mở rèm tự động hoặc lên lịch, hẹn giờ đóng/mở rèm.
  • Bạn có thể điều khiển rèm từ xa hoặc tự động theo lịch trình sinh hoạt của gia đình vừa tiện lợi lại vừa tiết kiệm thời gian.

4.7. Hệ thông cổng tự động

  • Hệ thống cổng tự động là một phần không thể thiếu của ngôi nhà thông minh. Với công nghệ hiện đại, bạn có thể dễ dàng mở và đóng cổng từ xa qua điện thoại, mang lại tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày.
  • Ngoài việc thuận tiện, hệ thống cổng tự động còn cung cấp tính an toàn. Bạn có thể kiểm soát quyền truy cập và theo dõi lịch sử ra vào, bảo vệ gia đình và tài sản một cách hiệu quả.

4.8. Hệ thống tưới sân vườn tự động

  • Hệ thống tưới sân vườn tự động là giải pháp hiện đại cho việc duy trì cây cỏ xanh mướt trong ngôi nhà thông minh. Hoạt động dựa trên thời tiết và lịch trình, nó tự động phun nước cho cây cỏ, tiết kiệm nước và thời gian.
  • Bên cạnh đó, hệ thống tưới nước thông minh có thể tích hợp với hệ sinh thái nhà thông minh; để tạo ra kịch bản đuổi trộm khi nhà bị đột nhập.

5. Tại sao nên làm nhà thông minh?

  • Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới thị trường nhà thông minh hơn bởi những tính năng ưu việt mà nó mang lại.
  • Một căn nhà thông minh giúp bạn tiết kiệm thời gian, năng lượng và tạo ra một cuộc sống tiện nghi hơn cho gia đình bạn.
  • Hệ thống smarthome sẽ giúp chủ nhân có thể điều khiển mọi thiết bị trong nhà thông qua điện thoại tiện lợi, hiện đại và thông minh.
  • Đặc biệt khi lắp đặt nhà thông minh, chủ nhân của ngôi nhà sẽ có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà và những thành viên trong gia đình.
Dễ dàng điều khiển mọi thiết bị qua smartphone
  • Smarthome giúp tiết kiệm thời gian hơn với việc điều khiển các thiết điện từ xa. Thay vì phải đi tới từng công tắc để bật/tắt thiết bị, bạn chỉ cần ngồi 1 chỗ điều khiển mọi thứ trên smartphone.
  • NTM giúp tiết kiệm năng lượng và kiểm soát thiết bị dễ hơn với việc điều khiển các thiết bị điện qua App dù ở bất kỳ đâu.
  • Smart Home tạo ra cuộc sống tiện nghi hơn với các kịch bản cuộc sống được thiết lập sẵn như bật đèn khi có người vào phòng, tắt quạt khi không ai sử dụng, mở rèm cửa lúc 6 giờ sáng và đóng lúc 10 giờ tối,…
  • NTM giúp ngôi nhà an toàn hơn khi chủ vắng nhà vì ngôi nhà có thể tự bảo vệ khỏi bất kỳ sự xâm nhập lạ nào như tự động mở rèm, bật đèn, báo động kêu khi có trộm,…
  • Nhà thông minh có thể tạo ra môi trường sống lý tưởng nhất với thiết bị điều khiển thông số môi trường. VD: điều hoà tự bật nếu độ ẩm lớn hơn 80%, rèm tự đóng nếu ánh nắng quá mạnh,…

6. Mô hình nhà thông minh cơ bản

Nhà thông minh có thể áp dụng linh hoạt cho nhiều loại hình nhà khác nhau, từ căn hộ nhỏ đến biệt thự sang trọng. Cụ thể:
  • Căn hộ, chung cư: Cho căn hộ nhỏ, mô hình tích hợp điều khiển ánh sáng, nhiệt độ và an ninh, tạo cuộc sống tiện lợi và an toàn.
  • Nhà riêng: Tại ngôi nhà riêng, mô hình này mở rộng với điều khiển thiết bị, âm thanh đa vùng và tự động hóa, tối ưu trải nghiệm sống thông minh.
  • Biệt thự: Tại biệt thự, áp dụng mô hình này với hệ thống chiếu sáng tự động, cửa tự động và tưới vườn thông minh, tạo cuộc sống xa hoa.
  • Công ty và văn phòng: Không chỉ dành cho nhà ở, mô hình này còn phù hợp cho doanh nghiệp và văn phòng với an ninh, tự động hóa, tiết kiệm năng lượng.

7. Ví dụ về ngôi nhà thông minh

  • Ví dụ, khi bạn ra ngoài nhưng quên tắt điều hoà, với một ngôi nhà thông thường, bạn sẽ hoặc quay lại và tắt đèn. Điều này gây mất thời gian hoặc để đèn bật như vậy cho đến khi về nhà, gây lãng phí điện.
  • Tuy nhiên khi sở hữu một ngôi nhà thông minh, cảm biến chuyển động sẽ tự thu thập thông tin và tắt đèn tự động khi không có người ở nhà.
    Một ngôi nhà thông minh sẽ tạo ra rất nhiều tiện ích và mang lại cuộc sống hiện đại hơn, dễ dàng hơn so với một ngôi nhà truyền thống.

8. Chi phí một căn nhà thông minh là bao nhiêu?

Chi phí cho căn nhà thông minh sẽ tùy thuộc vào loại nhà mà bạn đang sở hữu cũng như số lượng bạn muốn lắp đặt cho ngôi nhà của mình. Một vài báo giá cơ bản như sau:

  • Nếu bạn đang sở hữu 1 căn chung cư 2 phòng ngủ, gói cơ bản sẽ khoảng 20 – 25 triệu, gói mở rộng từ 40 – 45 triệu.
  • Nếu bạn muốn lắp NTM cho một ngôi nhà phố, tổng chi phí khoảng 70 – 95 triệu đồng.
  • Nếu nhà bạn là một căn biệt thự 3 tầng cộng với sân vườn và tầng hầm, tổng chi phí trung bình để lắp đặt đầy đủ thiết bị cho nhà thông minh là 200tr.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *